Chú Giải Tin Mừng
Thứ Bảy Tuần I Mùa Vọng
TIN MỪNG: Mt 9,35-10,1.6-8
Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Is 30,19-21.23-26
Dân Sion sẽ được ở Giêrusalem, ngươi sẽ chẳng còn than van khóc lóc, Chúa động lòng thương ngươi, và khi vừa nghe tiếng ngươi kêu, Người liền đáp lại "lời ngươi".
Cư dân ở Giêrusalem nhìn thấy sự đe dọa của người Assyria tới gần bên cửa. Binh đội thời đó san bằng mọi thành, giết hết mọi cư dân, và chỉ giữ lại những người khỏe mạnh để đem đi phát vãng. Phải đọc những lời hy vọng của Isaia trong tình huống bi thảm này.
Trong ngày trù diệt muôn người, khi thành quách đổ nhào...
Phải , chính trong sức mạnh binh đao của một cuộc chiến tàn khốc, mà Isaia mở về một "thời" vắng bóng mọi khổ đau. Isaia là vị ngôn sứ của niềm hy vọng, niềm hy vọng nhân bản nhất.
Chúa sẽ cho ngươi phút bánh đau thương, ít nước khốn cùng... sẽ ban mưa xuống cho hạt giống của ngươi, bất cứ trên đất nào người đã gieo vãi. Bánh thổ sản sẽ rất dồi dào và thơm ngon... Ngày ấy, chiên được chăn thả trên lãnh địa rộng lớn của ngươi... sẽ có dòng suối trên đồi cao núi thẳm.
Isaia mơ về hạnh phúc địa đàng, về Vương quốc thiên sai phái đến mà mọi bất hạnh đau biến dạng ! đói khát...bệnh tật... bạo lực... bất công... Đây là lúc con người trở về sự quân bình luân lý, cũng đưa thiên nhiên tới sự hài hòa phong phú của “địa đàng". Thánh Kinh vững tin vào sự hiệp thông gia con người với môi trường xung quanh : Chúa Phục sinh cứu vớt xác thể và vật chất, chứ không chỉ cứu vớt có linh hồn (Rm 8). Toàn bộ thiên nhiên trông đợi sự biến hình của con người. Như vậy, trong Mùa vọng, người Kitô hữu nghe thấy một lời mời cảm kích:
Để biến đổi lòng mình bằng nhột cuộc cải - hóa thiêng liêng.
Để biến đổi thiên nhiên bằng cuộc tìm tòi về kỹ thuật, lao động và phát triển...
Tôi có coi việc làm của mình là như thế không? Như một sự thông phần vào chương trình của Thiền Chúa: Hãy cai quản trái đất và khuất phục nó” để đạt được hạnh phúc lớn lao hơn cho con người không?
Đấng dạy dỗ ngươi sẽ không lìa bỏ ngươi, mắt ngươi sẽ trông nhìn Đấng giáo huấn ngươi.
Trông nhìn Thiên Chúa.
Thông hiệp với Thiên Chúa.
Một Thiên Chúa "không lìa bỏ người nữa", để ngươi trông nhìn" Người! Đây cũng là khát- vọng nền tảng của con người. Thiên Chúa ẩn kín, vô hình xa vời, Thiên Chúa lặng lẽ, Thiên Chúa vắng mặt, Thiên Chúa xa vời, Thiên Chúa huyền bí. Đây là kinh nghiệm đau thương của chúng ta. Này, Người loan báo rằng: vào "thời cuối cùng", vào ngày đó "có thể đạt tới Người, trông nhìn Người . Chúa Giêsu, Thiên Chúa sờ mó được, Thiên Chúa hữu hình, Thiên Chúa mở lời, Thiên Chúa không xa lìa, Thiên Chúa có thể đến gần, Thiên Chúa thật gần. Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến". "Chúng con trông chờ Chúa lại đến". Các Bí tích là những dấu chỉ hữu hình của việc Người hiện diện. Chúng tiếp nối việc nhập thể của Thiên Chúa, Giáo hội là Bí tích, dấu chỉ của Chúa Kitô... trong khi chờ đợi Người trở lại.
Hạnh phúc Isaia mơ tưởng đòi điều kiện: Tin; Tin rằng một mình Thiên Chúa có thể xây dựng hạnh phúc quyết định sắp tới. Biết mình nghèo hèn để xác tín rằng: Con người không thể đạt được hạnh phúc như vậy nhờ phương tiện riêng mình. Nỗ lực chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Tôi đối diện với các bí tích thế nào?
Đây là đường, hãy bước đi theo đó.
Bài đọc II: Mt 9,35-10,8
Chúa Giêsu đi rảo khắp các thành phố làng mạc, đây đó trong các hội đường.
Chúa Giêsu thường nói ở ngoài trời, bất kể trường hợp nào. Những Người cũng theo những tập tục của dân chúng: theo đó, cách giảng dạy chính thức là nói năng và trình bày ở trong hội đồng, trong khung cảnh một buổi họp mặt cử hành phụng tự ngày Sabát.
Rao giảng Tin Mừng Nước trời và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền.
Chúa Giêsu "rao giảng". Đó là một điều "tốt lành". Một tin “mừng vui”.
Chúa..Giêsu chữa lành. Đó là một điều “tốt đẹp". Một hành động "thiện hảo”.
Nước Thiên Chúa, vừa là một cuộc giải phóng khỏi sai lầm, vừa là một cuộc thăng tiến trong ánh sáng chân lý giải thoát con người... Nhưng đó cũng là một sự giải phóng khỏi sự dữ một sự giải thoát khỏi những gì đang áp chế con người một cuộc thăng tiến đến hạnh phúc. Chớ gì Nước Chúa trị đến. Tôi kéo dài lời cầu xin này, bằng cách áp dụng vào các trường hợp cụ thể chung quanh tôi.
Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ: “Vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn".
Chúa Giêsu nhìn nhân loại như thế đó ? một đám đông chán chường, mỏi mệt... không có người lãnh đạo đích thực, không có các mục tử tốt lành để hướng dẫn tới đồng cỏ xanh tươi.
Tiên tri Êdêkiel đã tố giác các mục tử chính thức, tất cả những người có trọng trách, không chăn dắt dân chúng, nhưng chỉ chăn dắt "họ "... không thi hành trách vụ vì lợi ích dân chúng, những chỉ vì tư lợi...
Nhân loại thuộc mọi thời đại, mọi nơi đều không ngừng chờ đợi. Ai sẽ đứng lên phục vụ họ? Ai sẽ trở thành người lãnh đạo tốt, người đảm trách xứng đáng?
Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít.
Chúa Giêsu nhìn nhân loại như một đồng lúa chín vàng, đang uốn mình trước gió. Mùa màng đã tới, sẵn sàng cho việc thu gặt. Vui mừng biết bao trước cảnh được mùa. Nhưng thợ gặt thì ít. Chúa đau buồn nhìn thấy công việc của Người quá bề bộn ! Người muốn tìm người cộng tác. Ai sẽ đứng ra lãnh nhận?
Mọi Kitô hữu thấy Chúa, phải đảm trách công việc. Tôi có làm việc trên cánh đồng đó không?
Vậy các con hãy xin chủ ruộng...
Tại sao Chúa Kitô đòi hỏi phải cầu xin? Tại sao Chúa yêu cầu như vậy?
Chúa Giêsu muốn minh chứng, "ơn gọi" không chỉ là việc của con người... nhưng chính Thiên Chúa là nguồn khởi phát, chính Người kêu gọi. Tôi có thực hiện lời nguyện xin trên không?
Chúa Giêsu triệu tập mười hai môn đệ và Phán: "Các con hãy đi đến cùng chiên lạc của nhà Israel trước đã..”
Có một thứ giới hạn nào đó. Chúa Giêsu cảm thấy đau buồn. Người không thể làm mọi sự ngày được. Cần phải khởi sự tốt. Và đối với Thiên Chúa, ơn cứu độ nên dành trao cho người Do Thái trước, cho "nhà Israel', là điều quan trọng.
Giữa nhiều công việc bề bộn của ta, quan trọng là đừng quên điều đó. Không phải làm nhiều việc mới đáng kể.. những là thi hành điều mà Chúa Cha đã dự kiến cho ta…trong những giới hạn đã đặt ra, ngay cả khi chúng gây cho ta đau khổ. Lạy Chúa, con dâng cho Chúa, mọi ước muốn truyền giáo của con, mọi điều con muốn làm vì Nước Chúa mà chưa gắng sức thi hành.
Hãy rao giảng Nước Trời đã đến gần. Hãy chữa lành người liệt, phục sinh kẻ chết, chữa lành người phong và xua trừ ma quỷ.
Các tông đồ cần phải thi hành những việc, chính Chúa đã làm.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
HOÀN CẢNH:
Trong năm thứ nhất đời công khai, Đức Giê-su đã đi rao giảng nhiều nơi. Đi đến đâu người cũng thấy dân chúng ở vào trường hợp đáng thương, vì họ bị những người lãnh đạo bắt giữ những luật lệ khắt khe, và không dẫn họ tới hạnh phúc đích thật. Vì thế Đức Giê-su động lòng thương xót họ và gọi thêm các cộng sự viên để cùng với Người chăm sóc dân chúng trong công việc truyền giáo.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta về việc Thiên Chúa tỏ bày lòng yêu thương nhân loại qua việc sai các Tông Đồ đi thực tập truyền giáo.
TÌM HIỂU
35 “Đức Giê-su đi khắp các thành thị …”:
“Kiểu nói khắp các thành thị …”: Thực ra Đức Giê-su đã không đi hết mọi thành thị, nhưng kiểu nói này có ý nói chúa đi rất nhiều thành thị.
Đức Giê-su thi hành sứ vụ cứu thế bằng cách đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền. Người thi hành sứ vụ cứu thế như vậy là để trung thành với thánh ý của Chúa Cha Và đồng thời để trở nên mẫu gương cho các Tông Đồ, và những người làm việc tông đồ sau này trong công tác truyền giáo.
Đức Giê-su đi rao giảng ở nhiều nơi: có ý dạy những ai làm tông đồ truyền giáo phải biết di chuyển hết nơi này đến nơi khác chứ không được cầm chốt ở nơi nào như một độc quyền.
Công việc truyền giáo gồm có:
+ Rao giảng Tin Mừng Nước Trời, tức là chỉ vẽ cho người ta biết và sống giáo huấn của Chúa để được vào nước trời.
+ Chữa lành bệnh hoạn tật nguyền: đây là công tác mục vụ chăm sóc đời sống tinh thần và tâm linh cho dân chúng.
36 “Đức Giê-su thấy đám đông, người chạnh lòng thương …”:
Đức Giê-su thấy đám đông dân chúng, Người chạnh lòng thương vì:
+ Họ lầm than vất vưởng: Đám đông dân chúng nghèo đói và bệnh hoạn tật nguyền đến với Chúa.
+ Họ như bầy chiên không người chăn dắt: Đức Giêsu ví đám đông dân chúng đang sống dưới sự hướng dẫn mù quáng và khắt khe của các luật sĩ và biệt phái, khiến họ không đón nhận được Tin Mừng của Người, là như bầy chiên không có người chăn đích thực.
37 “Lúa chín đầy đồng …”:
+ Đức Giê-su nhìn đám đông dân chúng đang cần những người mục tử tốt lành chăm sóc, như mùa gặt đến rồi nhưng thợ gặt lại ít.
38 “Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ …”:
- Quyền cho đi gặt lúa là quyền của ông chủ ruộng, cũng vậy quyền đi truyền giáo là quyền của Thiên Chúa ban cho. Vì thế, người thợ gặt phải lệ thuộc vào p6ng chủ bằng xin ông chủ sai thêm thợ gặt.
- Đàng khác, sự việc lúa chín đầy đồng, nói lên tính cách cần thiết và cấp bách phải có các mục tử lành nghề chăm sóc.
- Chúa dạy các Tông Đồ phải “xin chủ”: là vì Chúa muốn chúng ta thông phần mối ưu tư truyền giáo và thông công và cả việc có thêm thợ gặt.
1 “Rồi Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại …”:
Để diễn tả môn đệ đích thực. Đức Giê-su đã:
+ “Gọi mười hai môn đệ lại”: Ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa. Thầy gọi các con chứ không phải các con chọn Thầy.
- “Ban cho các ông được quyền trên thần ô uế”: Quyền của người môn đệ là do Chúa ban. Quả vậy, được thúc đẩy bởi lòng ưu ái của Thiên Chúa cũng như bởi tính chất cấp thiết của mùa gặt, Đức Giê-su đã ban thưởng cho các Tông Đồ của mình có quyền năng trừ quỷ và chữa lành các bệnh tật.
6 “Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc …”:
Đức Giê-su hạn chế các khu vực hoạt động của các Tông Đồ, trước hết là nói lên quyền ưu tiên của người Do Thái được mời gọi tiếp nhận ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế (Rm 1, 16), sau cùng vì lí do thực tiễn là tránh phản ứng bất lợi từ phía người Do Thái.
7 “Hãy rao giảng Nước Trời đã gần đến …”:
Câu này nói về nội dung của việc rao giảng. Vì công việc cứu chuộc chưa hoàn thành nên Người không dạy các Tông Đồ giảng về Người. Điều này sẽ giảng sau khi người đã chịu chết và sống lại (x Rm 1, 3-4; 1Cr 1, 23). Hiện nay Người muốn các ông giảng như Gio-an Tẩy Giả là chuẩn bị vào Nước Trời bằng cách phải ăn năn sám hối để dọn lòng xứng đáng với ơn cứu độ của Chúa.
8 “Anh em hãy chữa lành …”:
Để chứng minh cho hiệu quả của ơn cứu độ cách cụ thể, thì Người truyền cho các Tông Đồ thi hành quyền đã được ban cho là chữa lành bệnh hoạn tật nguyền và trừ quỷ. Quyền này được Chúa ban cho nhưng không, nghĩa là không do khả năng và giáo lý của mình, nhưng là do Thiên Chúa ban cho, nên các Tông Đồ cũng phải thi hành cho người khác các nhưng không, nghĩa là phục vụ cách vô vị lợi và vị tha.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Nhìn vào Chúa Giê-su:
a) Xem việc Người làm:
- Noi gương Chúa, chúng ta cần phải có cái nhìn phát xuất từ lòng yêu thương đối với những người chúng ta phục vụ và có trách nhiệm để công việc phục vụ của chúng ta trở thành dấu chỉ tình yêu thương của Chúa.
- Noi gương Chúa:
+ Chúng ta làm việc tông đồ khắp mọi nơi, nghĩa là lòng yêu thương không còn biên giới, mở rộng tới mọi người.
+ Rao giảng bằng lời nói và việc làm về tinh thần giáo lý và đường lối của Chúa.
+ Nhạy cảm trong việc phục vụ mọi người đang cần giúp đỡ phần hồn, phần xác.
+ Đức Giê-su chọn các Tông Đồ làm cộng sự viên: trong công việc tông đồ, chúng ta cần tìm thêm nhiều người cộng tác mà không hạn chế thành phần, khả năng vì cánh đồng truyền giáo thì mênh mông và có nhiều việc cần phải làm.
b) Nghe lời Chúa nói:
- “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa”: chúng ta năng cầu xin Chúa tác động có thêm nhiều người làm công tác tông đồ cho Chúa, và cầu nguyện cho họ mỗi ngày thêm nhiệt tình, sốt sắng và đầy đủ khả năng làm việc tông đồ tốt hơn.
- “Tốt hơn là hãy đến chiên lạc nhà Ít-ra-en”; truyền giáo cho lương dân đã vậy, nhưng tốt hơn là hãy tái truyền giáo cho anh em Kitô hữu trong môi trường minh.
- Nội dung rao giảng : “Nước Trời đã gần đến”: việc truyền giáo là khởi động đức tin và việc tái truyền giáo là làm phát triển đức tin để dọn lòng người ta đón nhận ơn Chúa và để chuẩn bị cho người ta xứng đáng vào Nước Trời.
- “Anh em đã được cho không thì cũng phải cho không như vậy”: Làm việc tông đồ truyền giáo với tinh thần vô vị lợi: không tìm lợi lộc vật chất danh vọng cho mình.
+ Vị tha : Chỉ nhằm lợi ích thể xác, tinh thần và tâm linh cho tha nhân.
+ Vô điều kiện : không đòi hỏi một điều kiện nào, về đối tượng cũng như về công việc làm.
2. Nhìn vào các Tông Đồ:
- Người tông đồ luôn ý thức về vinh dự của mình là được làm cộng sự viên của Chúa, được làm công việc của Chúa trao ban.
- Người tông đồ luôn ý thức công việc của mình là làm chính công việc của Chúa, nên phải chăm chú, mau lẹ, trọn vẹn và hoàn hảo trong mọi công việc mình làm.
- Người tông đồ phải ý thức rằng : luôn luôn phải cầu nguyện cho những tông đồ khác, cho mình, cho những công việc mình làm, vì Thiên Chúa mới là ông chủ, Người có quyền trên mọi sự.
- Người tông đồ luôn phải biết lắng nghe bằng chiêm niệm, chiêm ngắm và học hỏi cũng như suy niệm Lời Chúa và lời dạy của Hội Thánh để thực hiện theo ý Chúa.
3. Mùa Vọng mời gọi chúng ta quan tâm đến các nhu cầu, các lo âu cũng như niềm hy vọng của những người sống chung quanh ta để chúng ta có thể chuẩn bị cho mọi người và dọn lòng mình đón mừng Chúa đến./.